Rất nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi biết mình có thể lâm bồn ngay trong dịp Tết. Vì hầu hết những hoạt động khi Tết đến đều khác hơn so với ngày thường. Để giúp mẹ bầu có thể giữ sức khỏe và tâm lý ổn định, giúp quá trình sinh nở thuận lợi và tránh những nguy hiểm không đáng có cho cả mẹ và bé, BigProMart đã tổng hợp một số lưu ý quan trọng sau. Mẹ bầu tham khảo ngay nhé!
Chuẩn bị tâm lý thoải mái và sẵn sàng
Hầu hết các mẹ bầu có ngày dự sinh vào dịp Tết thường có chung những nỗi lo như: bác sĩ đỡ đẻ mình chọn liệu có làm việc vào ngày mình sinh con không, dịch vụ bệnh viện vào ngày Tết có nhanh chóng và đầy đủ không,... Song, mẹ bầu hãy chính thức gạt hẳn nỗi lo này đi nhé!
Bởi, tất cả các bệnh viện đều có hẳn đội ngũ bác sĩ và hộ sinh sẵn sàng giúp mẹ vượt cạn thành công cho dù ngày sinh của mẹ là giao thừa hay mùng 1 Tết. Thế nên mẹ bầu hãy yên tâm và cố gắng giữ một tinh thần thật thoải mái để chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo. Trong số các việc cần chuẩn bị, thì chọn nơi để sinh là quan trọng hàng đầu. Chủ động chọn trước bệnh viện để sinh nở giúp mẹ không phải phân vân lo nghĩ, mà chỉ cần tập trung giữ tinh thần thoải mái và sức khỏe ổn định.
Tất cả các bệnh viện đều có hẳn đội ngũ bác sĩ và hộ sinh sẵn sàng giúp mẹ vượt cạn thành công cho dù ngày sinh của mẹ là giao thừa hay mùng 1 Tết.
Chuẩn bị túi đồ đi sinh đầy đủ cho mẹ và bé
Mẹ bầu có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào quanh ngày dự sinh. Do vậy, mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng túi đồ đi sinh để có thể mang đi bệnh viện khi có dấu hiệu sinh nở. Chủ động chuẩn bị như vậy sẽ giúp mẹ không cập rập và không quên đồ đạc.
Mẹ cũng cần nhớ rằng, thời tiết ngày Tết thường se lạnh. Do vậy, mẹ hãy chuẩn bị đồ ấm cho cả mẹ và bé nhé! Chi tiết về những món đồ mẹ cần chuẩn bị cho mẹ và bé sẽ được BigProMart liệt kê đầy đủ ở nội dung dưới đây. Mẹ tham khảo ngay nhé!
Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ bầu
- Quần áo: Hầu hết bệnh viện nào cũng phát quần áo và dép đi cho sản phụ, nhưng mẹ vẫn nên mang theo khoảng 2 bộ để phòng đồ bẩn chưa đến giờ bệnh viện đổi đồ và mặc khi xuất viện. Quần áo mang theo nên rộng rãi và có nút áo thuận tiện cho bé bú.
- Tất chân: Từ 2 - 3 đôi phòng khi cơ thể mẹ hạ thân nhiệt trong và sau sinh.
- Quần lót giấy: 20 cái để mẹ đảm bảo vệ sinh vùng kín, đồng thời không mất thời gian giặt giũ.
- Băng vệ sinh dành cho phụ nữ sau sinh từ 10-15 cái.
- Mũ trùm đầu hoặc khăn trùm đầu: 1 cái
- Nút tai
- Bộ đồ dùng vệ sinh cá nhân: bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, nước rửa tay cá nhân, son dưỡng môi, kem dưỡng da,...
Quần áo mang theo nên rộng rãi và có nút áo thuận tiện cho bé bú.
Chuẩn bị đồ cho trẻ sơ sinh
Tiếp theo đây là danh sách những món đồ mẹ cần chuẩn bị cho trẻ sơ sinh. Mẹ nhớ ghi lại và mua sắm đầy đủ để thuận tiện chăm sóc bé trong những ngày đầu, đặc biệt là trong dịp Tết nhé!
- 4 – 6 cái mũ đội đầu
- Tất tay, tất chân: 5 – 7 bộ
- Áo quần dài tay từ 8 – 10
- Khăn quấn bé: 6 - 8 cái; Khăn sữa (nhỏ): 15 - 20 cái
- Khăn ướt: 2 gói; Khăn giấy hoặc giấy vệ sinh: 1 gói/cuộn
- Băng rốn: 4 - 5 cái
- Miếng vệ sinh lưỡi: 5 - 7 cái
- Bông y tế: 1 gói nhỏ
- Nước muối sinh lý dùng lau mắt mũi cho bé vào mỗi buổi sáng
- Máy hút sữa đề phòng trường hợp mẹ chưa thể cho bé bú trực tiếp
- Quần đóng bỉm: 1 túi để thay khi bẩn.
- Tã giấy hoặc bỉm sơ sinh: 30 cái (1-2 ngày đầu mới sinh bé đi phân su nhiều nên cần thay tã bỉm liên tục).
- Tấm chống thấm: 10 cái (lót cho bé)
- Gối bông mềm: 1 cái
- Chăn mềm nhỏ: 1 cái
- Áo bông ấm và chăn bông ấm để dùng khi xuất viện
Mẹ nhớ chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho bé sơ sinh để thuận tiện chăm sóc bé trong những ngày đầu nhé.
Giấy tờ cần thiết để nhập viện
Mẹ cần chuẩn bị 2 loại giầy tờ để nhập viện, gồm: chứng minh nhân dân (hay căn cước công dân) và thẻ Bảo hiểm y tế. Đây đều là những giấy tờ cơ bản để mẹ có thể làm thủ tục nhập viện nhanh chóng và thuận lợi. Song, mẹ nhớ dùng bản photocopy để nộp cho bệnh viện lúc làm thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí.
Bên cạnh 2 loại giấy tờ này, mẹ cũng nên mang theo hồ sơ thăm khám trong suốt thai kỳ như: sổ khám, các kết quả khám, siêu âm, các xét nghiệm,... Sự chuẩn bị giấy tờ đầy đủ như vậy sẽ giúp các bác sĩ nhanh chóng nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Từ đó, công tác đỡ sinh được tiến hành thuận tiện hơn.
Dinh dưỡng thích hợp trong ngày Tết
Mẹ nên ưu tiên ăn các thực phẩm tươi sống, tránh những thực phẩm gây dị ứng, các gia vị quá cay.
Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của hầu hết mọi người đều bị thay đổi khi Tết đến. Riêng với mẹ bầu, mẹ nên hạn chế đi chơi xa, thậm chí cả việc đi chúc Tết cũng không nên quá nhiều để phòng mẹ có thể chuyển dạ và kịp thời vào bệnh viện bất cứ lúc nào.
Thêm một lưu ý vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé là chế độ sinh dưỡng và nghỉ ngơi. Cụ thể, mẹ bầu nên tránh ăn quá nhiều đồ giàu đạm, dầu mỡ. Thay vào đó, mẹ nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất. Mẹ nên ưu tiên ăn các thực phẩm tươi sống, tránh những thực phẩm gây dị ứng, các gia vị quá cay. Một nhóm thực phẩm nữa mà mẹ cần tuyệt đối tránh là nước có cồn và các chất kích thích.